Bài viết cùng chủ đề
Cách cải thiện tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang tại nhà

Thời tiết chuyển mùa, không khí khô hanh là điều kiện cho bệnh viêm xoang khởi phát. Ngạt mũi là một trong những biểu hiện thường gặp nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

3 Lý do bạn nên lựa chọn Cảm Xuyên Hương Yên Bái để điều trị cảm cúm, cảm lạnh
Gần nửa thế kỷ khẳng định tính hiệu quả, thị trường nay xuất hiện nhiều loại thuốc cũng lấy tên cảm xuyên hương. Song, Cảm Xuyên Hương Yên Bái có sự khác biệt về nguyên liệu, nguồn gốc các thảo dược quý, bí quyết xử lý và bào chế. Đó là những tinh hoa nghìn năm được Ypharco kế thừa từ các danh y miền cao, nghiên cứu và gìn giữ suốt 50 năm qua.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng với các loại thuốc. Bởi rất nhiều loại thuốc có thể đi qua nhau thai làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi uống thuốc?
Trị cảm lạnh từ cây Bạch Chỉ

1. Tổng quan về cây Bạch chỉ?

Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương... Cây cao 0,5-1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.

Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở những vùng có khí hậu lạnh ở miền núi cao. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thu hái về rửa sạch, cắt bỏ rễ con phơi hay sấy nhẹ cho khô, bảo quản để làm thuốc.

Về thành phần hóa học, rễ bạch chỉ chứa tinh dầu, coumarin: byak- angelicin, byak- angelicol, oxypeucedanin, imperatorin, isoimperatorin, xanthotoxin... Về tác dụng sinh học, nước sắc bạch chỉ có tác dụng giãn mạch vành tim, do có coumarin: byak-angelicol. Tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn: thương hàn (Salmonella Typhy), phó thương hàn (para Typhi), trực khuẩn than, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng (Escherichia coli), trực khuẩn lao, trực khuẩn mủ xanh...

2. Tác dụng dược lý và chủ trị 

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch chỉ có tác dụng giảm đau, kích thích trung khu thần kinh. Các chất trong dược liệu này còn có tác dụng làm tăng tiết axit trong dạ dày và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn Gram +, trực khuẩn lị, thương hàn hay vi khuẩn lao.

Pommade trong bạch chỉ có khả năng ngăn ngừa và trị liệu chứng loát giác mạc do bị bỏng ánh sáng. Thành phần Angelicotoxin khi được sử dụng với liều lượng nhỏ gây kích thích trung khu vận mạch, làm huyết áp tăng 

Theo y học cổ truyền, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giúp tàn hàn, tiêu mủ, trừ phong, giải độc, chỉ thống, hoạt huyết, táo thấp. 



Chủ trị:

+ Cảm cúm

+ Ra mồ hôi trộm

+ Viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mũi trong

+ Đau đầu, đau chân răng, đau mắt

+ Bệnh hậu sản, phong, chóng mặt

+ Sốt ở trẻ em

+ Ung nhọt, mụn đinh

+ Bệnh bạch đới

+ Đại tiện, tiểu tiện ra máu

+ Giải độc do rắn rết cắn hoặc do nhiễm từ thạch…

3. Cách dùng và liều lượng

Rễ bạch chỉ được dùng với liều lượng 3 – 6 g một ngày hoặc cao hơn tùy theo khuyến cáo của thầy thuốc. Các hình thức sử dụng thuốc như sau:
+ Sắc uống

+ Tán bột làm hoàn

+ Nấu nước tắm

+ Làm thuốc xông, ngâm

Xem thêm thông tin tại đây.

Đặt câu hỏi