Bài viết cùng chủ đề
Bệnh viện đông nghẹt bệnh nhân hô hấp
Những ngày qua, tại bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 (TP.HCM) đông nghẹt bệnh nhi mắc bệnh hô hấp.
Cảm Xuyên Hương Yên Bái: Bài thuốc trị cảm được người Việt tin dùng suốt nửa thế kỷ
Trải qua 50 năm lịch sử, Cảm Xuyên Hương Yên Bái đến nay đã trở thành bài thuốc Đông dược được nhiều thế hệ gia đình Việt chuộng dùng.
Ưu điểm của thuốc y học cổ truyền dạng "viên" so với dạng "sắc"
Thuốc y học cổ truyền hiện nay rất phong phú và đa dạng bao gồm cả thuốc viên và thuốc sắc... Vậy nên dùng loại nào?
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh

Phương pháp kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là việc kết hợp các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học cổ truyền với các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học hiện đại trên cùng một người bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, điều trị đảm bảo an toàn, hiệu quả.

1. Các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh

Trong khám bệnh: Sử dụng Tứ chẩn, bao gồm: vọng, văn, vấn, thiết.

Trong chữa bệnh: Sử dụng các phương pháp dùng thuốc bao gồm: Ngâm thuốc, đặt thuốc, xông hơi thuốc, khí dụng, bó thuốc, chườm thuốc, thuốc cổ truyền dùng ngoài da, thuốc dùng đường uống, thuốc dùng đường tiêm và các đường dùng phù hợp khác.

Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc bao gồm: Xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công, các phương pháp châm, cứu, giác hút, cấy chỉ, chích lể, cạo gió và các phương pháp khác.

2. Các phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền trong khám, chữa bệnh

Trong khám bệnh: Sử dụng các trang thiết bị của y học hiện đại để khám bệnh, sử dụng các kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh và các phương pháp khám bệnh khác để chẩn đoán bệnh.

Trong chữa bệnh: Sử dụng các thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, các trang thiết bị, các hoạt chất đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam và các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học hiện đại kết hợp với các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học cổ truyền để điều trị theo tình trạng bệnh lý, giai đoạn bệnh của người bệnh, theo dõi quá trình điều trị và đánh giá kết quả điều trị.

3. Phát huy tinh hoa của hai nền y học

Ưu điểm của nền “y học thuốc ta” là vận dụng sáng tạo từ các triết học cổ phương vào chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì thế, các thầy thuốc đông y luôn có cách nhìn người bệnh toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật; rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh lý mạn tính hiện nay.

Đặc biệt, thuốc và các biện pháp không dùng thuốc (dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu...) đều có nguồn gốc tự nhiên, vốn quen thuộc, thân thiện với con người và luôn có sẵn ở mọi lúc mọi nơi, phần lớn ít độc, ít tác dụng phụ.

Y học hiện đại nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ khoa tiên tiến của nhân loại với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dược mạnh, có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại khoa, cấp tính, truyền nhiễm... thậm chí nếu cần thiết có thể cấy ghép, thay thế các bộ phận bệnh lý. Tuy nhiên, hạn chế của y học hiện đại lại chính là việc người bệnh, thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc. Các dược chất bị lạm dụng vốn chưa từng có trong tự nhiên, xa lạ với cơ thể con người, đã và đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe nhân loại...

Chính vì thế, để đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận trong khám chữa bệnh, xu hướng của các nước là kết hợp hai nền y học một cách toàn diện, chặt chẽ. Kết hợp hai nền y học chính là một bước nâng cao của quá trình kế thừa, trong quá trình kết hợp mỗi nền y học cần chọn lọc, giữ lại những phần tinh hoa, loại bỏ, hạn chế những phần độc hại, lạc hậu, để xây dựng một nền y học thực sự vì con người, cho con người.

Xem thêm thông tin tại đây.

 
Đặt câu hỏi