Giải đáp cùng Cảm Xuyên Hương

Đặt câu hỏi

Theo bác sĩ Ngọc Dinh, cảm lạnh, cảm cúm thường do virus gây ra, trong khi kháng sinh chống lại vi khuẩn và lạm dụng kháng sinh khiến miễn dịch suy yếu.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, thời tiết chuyển lạnh khiến nhiều người gặp vấn đề về đường hô hấp, trong đó cảm lạnh, cảm cúm là bệnh dễ mắc ở nhiều lứa tuổi. Tuy việc điều trị không cần đến sự giúp đỡ của kháng sinh nhưng thói quen lạm dụng thuốc để chữa bệnh có thể khiến cho tình trạng kháng kháng sinh lan rộng, virus cảm lạnh, cảm cúm ngày càng diễn biến phức tạp, khó tiêu diệt hơn.

01

Có nên sử dụng aspirin cho trẻ bị cảm lạnh không?

- Không nên

Khi trẻ bị cảm lạnh không được sử dụng aspirin. Bởi vì thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye - có khả năng đe doạ đến tính mạng của trẻ.

Bạn nên cho trẻ uống các loại khác như acetaminophen (Tylenol…, ibuprofen (Advil, Motrin...). Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần chú ý đảm bảo cho trẻ sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn. Tốt nhất, bạn nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc lạ nếu cảm thấy nghi ngờ.

02

Không dùng kháng sinh trị cảm lạnh?

Thuốc kháng sinh được dùng để chống lại vi khuẩn trong khi virus mới là nguyên nhân gây ra cảm lạnh được biết đến. Vì vậy, kháng sinh không phải là thuốc đặc trị cho cảm lạnh.

Tuy nhiên, bác sĩ có khi vẫn kê cho bạn vài loại thuốc kháng sinh nếu như có biến chứng khác. Ví dụ như xoang mũi bị nghẹt và các chất ứ đọng bên trong có thể gây ra viêm và nhiễm khuẩn.

Triệu chứng bạn gặp phải khi ấy thường là sổ mũi hay nghẹt mũi, cảm thấy đau và có áp lực trên khuôn mặt, đau đầu.

Ngoài ra, đôi lúc bạn cũng bị nhiễm trùng tai sau khi cảm lạnh và cần dùng kháng sinh để điều trị. Bao gồm các triệu chứng: đau tai, sốt hoặc cảm giác đầy tai, ù tai.

03

Không có vắc- xin phòng ngừa cảm lạnh ?

Mặc dù không có vắc-xin phòng ngừa cảm lạnh thông thường nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa sự lây lan của virus gây bệnh:

  • Rửa tay sạch. Hãy luôn rửa tay thường xuyên, đúng cách với nước và xà phòng. Đồng thời, bạn cũng cần nói với trẻ nhỏ tầm quan trọng của việc rửa tay và hướng dẫn cách rửa tay. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy sử dụng các dung dịch khử trùng tay có cồn.
  • Khử trùng đồ đạc. Luôn làm sạch mặt bàn bếp và phòng tắm bằng các chất khử trùng, sát khuẩn, đặc biệt là khi trong gia đình có người đang bị cảm lạnh. Ngoài ra, đồ chơi cho trẻ em cũng cần được vệ sinh sạch sẽ định kỳ.
  • Sử dụng khăn giấy. Hãy ho và hắt hơi vào khăn giấy dùng một lần rồi vứt bỏ chúng vào thùng rác sau khi sử dụng. Sau đó, bạn nhớ rửa tay cẩn thận. Nếu không có khăn giấy sẵn, hãy học cách ho hay hắt hơi vào khuỷu tay thay vì dùng tay che miệng.
  • Không chia sẻ đồ dùng. Không nên dùng chung ly uống nước hay các dụng cụ cá nhân nào với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với người đang cảm lạnh.
  • Chăm sóc bản thân. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn phòng ngừa được cảm lạnh.
  • Không nên đến chỗ đông người trong thời điểm dễ bùng phát cảm lạnh hay cảm cúm.

04

Không nên ra ngoài khi bị cảm lạnh?

Bạn dễ lây bệnh trong vài ngày đầu tiên khi bị cảm lạnh, vì vậy tốt nhất là bạn nên ở nhà sau đó. Bạn cần cẩn thận khi ho và hắt hơi xung quanh người khác.

Ngoài ra, bạn sẽ hồi phục nhanh hơn nếu được nghỉ ngơi.

Đặt câu hỏi