Bài viết cùng chủ đề
Cách cải thiện tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang tại nhà

Thời tiết chuyển mùa, không khí khô hanh là điều kiện cho bệnh viêm xoang khởi phát. Ngạt mũi là một trong những biểu hiện thường gặp nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

3 Lý do bạn nên lựa chọn Cảm Xuyên Hương Yên Bái để điều trị cảm cúm, cảm lạnh
Gần nửa thế kỷ khẳng định tính hiệu quả, thị trường nay xuất hiện nhiều loại thuốc cũng lấy tên cảm xuyên hương. Song, Cảm Xuyên Hương Yên Bái có sự khác biệt về nguyên liệu, nguồn gốc các thảo dược quý, bí quyết xử lý và bào chế. Đó là những tinh hoa nghìn năm được Ypharco kế thừa từ các danh y miền cao, nghiên cứu và gìn giữ suốt 50 năm qua.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng với các loại thuốc. Bởi rất nhiều loại thuốc có thể đi qua nhau thai làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi uống thuốc?
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh cảm cúm

1. Ăn món dễ tiêu, hợp khẩu vị

Do mệt mỏi nhiều khi bị cảm cúm nên người bệnh thường không muốn ăn. Kèm theo đau họng nên cũng khó nhai nuốt. Vì vậy, người chăm sóc cần chú ý chế biến các món ăn lỏng, dễ tiêu, hợp khẩu vị của người bệnh. Một số món ăn người bệnh cảm cúm nên dùng là: cháo gà, súp gà, cháo thịt băm, cháo trứng, cháo hành, tía tô. Những món ăn này dễ nuốt, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, lại có tác dụng giải cảm, rất tốt khi bị cảm cúm.

2. Uống nhiều nước

Người bệnh cảm cúm nên uống nhiều nước để làm dịu họng, giảm ho và để phòng ngừa mất nước nếu có sốt cao. Nên uống nước lọc, nước canh, nước quả tươi, nước chanh ấm pha mật ong…

3. Bổ sung thực phẩm kháng viêm, tăng sức đề kháng 

Các loại rau củ quả giàu vitamin C tốt cho người bệnh cảm cúm.

Khi mắc bệnh cúm, sức đề kháng thường bị suy giảm dễ dẫn đến biến chứng. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần lưu ý bổ sung thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch.

  • Rau củ quả là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Trong chế độ ăn của người bệnh cảm cúm nên tăng cường các loại rau củ, nhất các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…
  • Nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, tôm, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, đậu nành… Kẽm có tác dụng tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Một số gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm.

4. Thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm

  • Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ dễ gây buồn nôn, khó tiêu.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Không uống rượu, bia và các chất kích thích như cafe, đồ uống có gas…

  • Người bệnh cảm cúm không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Bên cạnh việc tăng cường dinh dưỡng, người bệnh cảm cúm cần được nghỉ ngơi yên tĩnh.
  • Giữ vệ sinh miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Nếu có một trong các biểu hiện: sốt kéo dài, ho nhiều, ho có đờm, đau đầu nhiều, đau tai, tức ngực, nôn… cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.
Đặt câu hỏi